Tự Động Hóa – Lợi Ích Tuyệt Vời Và Ứng Dụng Trong Sản Xuất

Tự động hóa (Automation) không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố thể hiện cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới không ngừng nghiên cứu và áp dụng để tăng sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển bền vững,… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Vietnamitwork khám phá về khái niệm và lợi ích của công nghệ này. 

Hiểu rõ hơn về tự động hóa 

Automation là việc sử dụng công nghệ thực hiện các hoạt động hoặc quy trình một cách tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người. Điều này giúp nâng cao hiệu quả và năng suất, đồng thời loại bỏ một số rủi ro do yếu tố khách quan. Theo đó, automation hiện đang được phân loại theo mức độ phức tạp như sau:

  • Basic automation: Bao gồm các hệ thống đơn giản, chẳng hạn như thiết bị điều khiển tự động, máy móc tự động, robot công nghiệp thực hiện các công việc đơn giản một cách lặp đi lặp lại. 
  • Process automation: Sử dụng hệ thống phức tạp hơn để điều khiển và quản lý chuỗi các hoạt động liên tục trong một quá trình sản xuất. Ví dụ tự động hóa điều khiển giao thông, nhà máy sản xuất nước uống,… 
  • Intelligent automation: Là một dạng sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm quen, thích nghi và quyết định một cách tự động. Các hệ thống này có thể xử lý dữ liệu, giải quyết vấn đề phức tạp và học hỏi từ kinh nghiệm. Chẳng hạn như ô tô tự lái, chatbox, robot hỗ trợ phẫu thuật,…

Sử dụng công nghệ thực hiện tự động hoá

Lợi ích nổi bật mà tự động hóa đem lại cho quá trình sản xuất 

Áp dụng các công nghệ automation sẽ tạo ra nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp, giúp giải quyết bài toán kinh tế mà đơn vị nào cũng mắc phải. Cùng khám phá những ưu điểm nổi bật được giới chuyên gia đánh giá cao. 

Cắt giảm chi phí nhân sự

Đây là một trong những lợi ích đầu tiên mà hầu hết các doanh nghiệp luôn hướng tới khi ứng dụng công nghệ này. Thay vì giảm chi phí đầu tư cho máy móc hay cắt giảm nhân sự thì phương pháp automation sẽ vừa tối ưu vừa không làm giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Giảm chi phí vận hành 

Các máy móc thiết bị bot tự động hóa có thể hoàn thành nhiệm vụ với năng suất tương đương với 3 – 5 người, tùy theo công việc khác nhau. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí lao động, việc ứng dụng công nghệ automation giúp sắp xếp quy trình hợp lý, tăng độ chính xác trong hoạt động của từng khâu. Đồng thời có thể giảm tối đa nguy cơ lãng phí nguyên vật liệu khi vận hành. 

Môi trường làm việc an toàn

Với đặc thù của ngành sản xuất, nên các nhân công thường phải tiếp xúc và làm việc trong môi trường khá nguy hiểm. Phương pháp ứng dụng tự động hóa mở ra một môi trường làm việc an toàn hơn, con người không phải thực hiện các nhiệm vụ vượt quá khả năng cũng như tiếp xúc với máy móc nhiều. 

Môi trường làm việc an toàn

Nâng cao hiệu quả lao động

Thông thường, con người chỉ làm việc trong thời gian nhất định rồi phải nghỉ ngơi. Thay vào đó các robot hay máy móc tự động có khả năng làm việc 24/7 với năng suất không đổi, không có người giám sát vẫn có hoạt động tốt. Từ đó, hiệu quả lao động sẽ được duy trì, năng suất làm việc cải thiện đáng kể hơn bao giờ hết. 

Ứng dụng của hệ thống automation

Với hàng loạt ưu điểm mà tự động hóa mang lại, không quá bất ngờ khi công nghệ này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các ngành đang tích cực ứng dụng như cơ khí, điện tử, ô tô, tàu thủy, điện, điện tử, y tế, nông nghiệp,… 

Đặc biệt trong lĩnh vực trong gia công cơ khí, các thiết bị tự động, robot đều sẽ được lập trình CNC. Tất cả công đoạn nguy hiểm cũng được thực hiện an toàn với sự hỗ trợ tối đa của robot hiện đại. 

Trong lĩnh vực F&B, nhiều nhà hàng hay quán ăn cũng đã áp dụng các giải pháp automation để tối ưu quá trình đặt hàng, giao hàng. Các công ty thực phẩm sử dụng băng tải tự động trong dây chuyền sản xuất nhằm mục đích kiểm soát chất lượng và vận hành quá trình sản xuất, đóng gói, xuất kho một cách hiệu quả nhất.

Ứng dụng của hệ thống tự động hoá

Những điều cần biết về một kỹ sư tự động hóa

Khi lựa chọn ngành này, bạn sẽ học về nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tại nhà máy,…. Cụ thể, sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực như:

  • Hệ thống mạng công nghiệp.
  • Lập trình dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp.
  • Tự động sản xuất và truyền thông trong công nghiệp
  • Thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống sản xuất tự động.
  • Ứng dụng công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp.
  • Hệ thống điều khiển quá trình, điều khiển robot.
  • Hệ thống điều khiển chất lượng sản phẩm, môi trường.
  • Quy trình chế tạo và điều khiển robot.
  • Kỹ thuật chế tạo, lập trình, điều khiển robot.

Kết luận

Có thể thấy rằng, tự động hóa hiện đang là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp sản xuất nhất định không thể bỏ qua trong thời đại 4.0 này. Hy vọng thông qua những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về automation khi đang theo đuổi ngành nghề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *