Blockchain – Phân Loại Và Đánh Giá Khả Năng, Ứng Dụng Công Nghệ

Blockchain là một công nghệ đột phá đang thay đổi cách thức chúng ta giao dịch và lưu trữ thông tin trong thế giới kỹ thuật số. Nó đang dần chứng minh ứng dụng trong nhiều lĩnh khác nhau. Bài viết dưới đây của Vietnamitwork sẽ cung cấp thông cho bạn hiểu rõ hơn về những ứng dụng và phân loại cùng các lưu ý về công nghệ này. 

Blockchain là gì?

Blockchain là một hệ thống công nghệ cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin một cách minh bạch, an toàn trong mạng lưới kinh doanh. Dữ liệu được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau thành một chuỗi theo trình tự thời gian. Mỗi khối dữ liệu khi đã được ghi vào sẽ không thể xóa hay chỉnh sửa nếu không có sự đồng thuận của toàn bộ mạng lưới. Điều này tạo nên một sổ cái không thể thay đổi, giúp theo dõi các đơn hàng, thanh toán, tài khoản và một số giao dịch khác một cách an toàn.

Đây là công nghệ còn tích hợp các cơ chế bảo mật, ngăn chặn các giao dịch trái phép và đảm bảo rằng tất cả thành viên trong mạng lưới đều có cùng chế độ xem nhất quán về các giao dịch. Nhờ những tính năng tốt ở trên nên loại công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như tài chính, chuỗi cung ứng, y tế và quản lý tài sản kỹ thuật số.

Là hệ thống lưu giữ thông tin được nhiều tổ chức sử dụng vì tính minh bạch, an toàn

Phân loại công nghệ Blockchain

Hiện nay việc sử dụng công nghệ này ngày càng phổ biến và được phân loại như sau:

Public Blockchain 

Đây là loại blockchain mở mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới mà không cần sự cho phép của chủ thể. Mọi giao dịch đều được ghi nhận công khai và có thể kiểm tra bởi bất kỳ ai trong mạng. Ví dụ điển hình có thể có thể nhắc đến như là Bitcoin và Ethereum. Nó nổi bật với tính minh bạch và phân cấp, nhưng có nhược điểm là tốc độ giao dịch chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Private Blockchain

Loại này chỉ cho phép những người hoặc tổ chức nhất định được cấp phép tham gia. Đây là phương thức phổ biến trong các doanh nghiệp và tổ chức để quản lý dữ liệu nội bộ và giao dịch. Ví dụ có thể kể đến như Hyperledger và Corda. Loại công nghệ này nhanh hơn và bảo mật cao hơn nhưng lại thiếu tính phân cấp và minh bạch như blockchain công cộng.

Permissioned Blockchain 

Blockchain có quyền hạn được biết đến là sự kết hợp các yếu tố của cả public và private. Quyền truy cập vào mạng lưới chỉ được cấp cho những tổ chức hoặc cá nhân có quyền. Một số ví dụ cụ thể được nhắc đến như Quorum và Hyperledger Fabric. Loại này cung cấp sự kiểm soát và bảo mật tốt nhưng không hoàn toàn phân cấp và thiếu sự minh bạch.

Mỗi loại blockchain đều có ưu và nhược điểm khác nhau để bạn có thể lựa chọn

Blockchain có khả năng gì? 

Với có rất nhiều công ty sử dụng công nghệ Blockchain trong quá trình hoạt động làm việc nhờ vào một số khả năng nổi bật như sau:

  • Tính minh bạch và không thể thay đổi: Mọi giao dịch đều được ghi nhận công khai và không thể thay đổi sau khi xác nhận, đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy.
  • Phân quyền và phi tập trung: Không cần tổ chức quản lý trung ương và mỗi nút trong mạng lưới đều giữ bản sao của sổ cái nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch.
  • Bảo mật cao: Sử dụng mã hóa và cơ chế xác nhận phức tạp, loại này bảo vệ dữ liệu khỏi bị hack hoặc thay đổi trái phép.
  • Tự động hóa qua hợp đồng thông minh: Công nghệ này cho phép thực thi các hợp đồng thông minh tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các quy trình và giao dịch.

Có nhiều tính năng tốt mà công nghệ blockchain được nhiều người tin tưởng

Blockchain dùng để làm gì?

Hiện nay công nghệ phát triển không ngừng và được sử dụng nhiều nên blockchain cũng áp dụng vào hệ thống của các công việc khác nhau như:

  • Tiền điện tử: Đây là nền tảng của các loại tiền điện tử như Bitcoin. Nó có nhiệm vụ cung cấp một hệ thống thanh toán kỹ thuật số an toàn, minh bạch và không cần trung gian.
  • Hợp đồng thông minh: Công nghệ này cho phép tạo dựng và thực thi các hợp đồng tự động, minh bạch và không thể thay đổi. Vì vậy nó được sử dụng ở trong tài chính, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Nó giúp theo dõi, quan sát và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và minh bạch. Nhờ đó nó được áp dụng bởi nhiều công ty lớn như Walmart, Pfizer và Unilever.
  • Bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư: Nó có thể được sử dụng để bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn gian lận, tăng cường bảo mật thông tin.
  • Y tế: hỗ trợ lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế có thể giúp chia sẻ các thông tin một cách an toàn và hiệu quả giữa các bên liên quan.

Công nghệ Blockchain được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống hiện nay

Một số nhược điểm cần lưu ý của công nghệ blockchain

Bên cạnh có thể ứng dụng công nghệ này vào nhiều vị trí thì bạn cần lưu ý một số điều để cân nhắc khi dùng như:

  • Chi phí công nghệ: Việc triển khai và duy trì nó đòi hỏi đầu tư vào phần cứng và cơ sở hạ tầng, dẫn đến chi phí cao.
  • Tốc độ và dữ liệu kém hiệu quả: Việc sử dụng công nghệ này có tốc độ giao dịch chậm và lưu trữ lượng dữ liệu lớn, gây tốn tài nguyên và kém hiệu quả.
  • Hoạt động bất hợp pháp: Công nghệ có thể bị lợi dụng cho các giao dịch bất hợp pháp nhờ tính ẩn danh, như rửa tiền và tài trợ khủng bố.
  • Quy định pháp lý: Thiếu quy định pháp lý rõ ràng, gây khó khăn trong việc áp dụng  nó vào các ngành công nghiệp và làm giảm tính khả thi

Kết luận

Blockchain là một trong những công nghệ đang thay đổi sâu sắc cách chúng ta giao dịch, lưu trữ và quản lý dữ liệu. Nên thông qua bài viết trên hy vọng sẽ cho bạn về khả năng và ứng dụng của loại công nghệ này.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *